BỆNH TRĨ
Thập nhân cửu trĩ” tức là 10 người thì 9 người có biểu hiện của trĩ xuất hiên trong đời “
BỆNH TRĨ LÀ GÌ ?
Bệnh trĩ được tạo thành do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị giãn và xung huyết thành một búi hoặc nhiều búi.
Dịch tễ học:
– Tỷ lệ nam và nữ là ngang nhau
– Chiếm 25-40% dân số, đứng đầu trong các bệnh vùng hậu môn đến khám và điều trị.
– Người trên 50 tuổi tỉ lệ mắc bệnh trĩ là 50%
– 50 – 80% dân số bị ảnh hưởng bởi triệu chứng bệnh trĩ– 57% người bệnh trĩ không đi khám và điều trị tận gốc.
PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨ NGOẠI
Xuất phát bên dưới đường lược. Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng. Có thần kinh cảm giác. Diễn tiến và biến chứng: Đau (do thuyên tắc), mẩu da thừaBỆNH TRĨ NỘI
Xuất phát ở bên trên đường lược (đường chia trực tràng trên và hậu môn dưới). Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Không có thần kinh cảm giác. Biểu hiện và biến chứng: Chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn gây ngứa và đau rátBỆNH TRĨ HỖN HỢP
Khi bệnh tiến triển lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp.4 MỨC ĐỘ CỦA TRĨ NỘI
Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:
Độ 1: Mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRĨ
TÁO BÓN KINH NIÊN
Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
TƯ THẾ ĐỨNG, NGỒI
Người ta ghi nhận áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng vọt lên 75cm H2O ở tư thế đứng. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may....
TUỔI TÁC
Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu đi khiến cho tình trạng rối loạn đại tiện rất dễ phát sinh; trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu... Điều đó làm cho người già rất dễ mắc bệnh trĩ
TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG
Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
PHỤ NỮ MANG THAI VÀ SINH CON
Khi phụ nữ mang thai sẽ khiến cho vùng chậu bị tăng áp lực và khi sinh nở do họ phải dùng sức để rặn và đẩy em bé ra ngoài
HỘI CHỨNG LỴ
Các bệnh về hậu môn trực tràng, viêm đại tràng mãn, lỵ …Những bệnh nhân bị bệnh lỵ mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
YẾU TỐ DI TRUYỀN
Xảy ra nếu bệnh nhân mắc bệnh mất van tĩnh mạch, là loại bệnh di truyền.
THÓI QUEN ĂN UỐNG
Ăn nhiều đồ cay nóng, rượu, bia, thuốc lá, café, uống ít nước, ăn ít chất xơ đều là yếu tố thuận lợi gây trĩ
CÁC TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH TRĨ
Những người có nguy cơ cao phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị phức tạp và dễ tái phát.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TRĨ
Tắc mạch trĩ
Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ
Viêm nhiễm phụ khoa
Trĩ sa nghẹt
Nhiễm trùng máu
Viêm nhiễm
Nhiễm khuẩn của trĩ thường là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.
Bội nhiễm
Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.
AI HAY BỊ TRĨ ?
1. Những người có thói quen đứng, ngồi lâu, ít vận động… gây áp lực tĩnh mạch trực tràng.
2. Những người mắc bệnh táo bón kéo dài.
3. Những người bị tiêu chảy kéo dài, kiết lỵ.
4. Phụ nữ mang thai và cho con bú.
5. Những người béo phì, người cao tuổi
6. Người sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, chất kích thích( rượu, bia, thuốc lá, cà phê…)
7. Những người mắc bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng..
BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Bệnh trĩ và quá trình sinh đẻ
Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ. Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.Phụ nữ mang thai làm gì để ngừa bệnh trĩ?
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả, không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng thức ăn có chất kích thích. Khi đã bị bệnh trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, tránh ngồi xổm, thường xuyên thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (trừ các thuốc chứa vi chất dinh dưỡng). Chỉ nên dùng thuốc trị bệnh trĩ từ sau khi sinh, càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Người có tuổi và cao tuổi, nguyên nhân phát sinh bệnh trĩ có những điểm riêng biệt. Cùng với quá trình thoái hóa chung của cơ thể, cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống tiêu hóa cũng dần dần lão suy. Chức năng co bóp, bài tiết và hấp thu của ruột yếu đi khiến cho tình trạng rối loạn đại tiện rất dễ phát sinh; trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy yếu… Điều đó làm cho người già rất dễ mắc bệnh trĩ với những đặc điểm như: (1) Rất ít trĩ đơn thuần mà đa số là trĩ hỗn hợp;
(2) Búi trĩ dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa;
(3) Trị liệu thường khó khăn vì sức đề kháng kém do mắc nhiều bệnh mạn tính.
Bởi vậy, để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc phòng ngừa bệnh trĩ ở người già là hết sức cần thiết.
Chế độ ăn uống
Cổ nhân có câu “bệnh tòng khẩu nhập” (bệnh theo miệng mà vào), điều đó rất đúng đối với bệnh trĩ. Bởi vậy, để dự phòng căn bệnh này cần hết sức chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống. Trước hết, phải điều độ và đúng giờ giấc, không ăn quá no và cũng không để quá đói. Điều này giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động được bình thường, đúng quy luật và có hiệu quả, đặc biệt đối với người già.
Phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi
Chế độ sinh hoạt
Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hết sức chú ý vệ sinh tầng sinh môn, nhất là sau khi đại tiện. Mỗi ngày nên ngâm nước ấm vùng hậu môn chừng 15 – 20 phút. Không hút thuốc lá và uống rượu
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ
Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ:
– Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
– Điều chỉnh thói quen ăn uống:
+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà.
+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu.
+ Uống nước đầy đủ.
+ Ăn nhiều chất xơ.
– Vận động thể lực: Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
– Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ
– Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút
Điều trị nội khoa:
– Thuốc uống: Gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch. Hiện nay nười bị bệnh trĩ có thể sử dụng thuốc bào chế từ dược liệu như: hòe giác, phòng phong, đương quy, chỉ xác, hoàng cầm, địa du.. có tác dụng rất tốt và rất rõ trong trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, đặc biệt trĩ huyết. – Thuốc tại chỗ: Gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.Xuất xứ từ bài thuốc cổ phương “Hòe giác hoàn” giúp cải thiện táo bón rõ rệt, cầm máu, giảm đau giảm ngứa, co búi trĩ nhanh, ngăn ngừa tái phát
Điều trị bằng thủ thuật:
a- Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2 b- Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2 c- Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2 d- Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…Biến chứng chung
Hẹp hậu môn. Đi tiêu không kiểm soát. Thời gian tái phát nhanh. Điều trị sau mổ tốn kémCHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ LUYỆN TẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH TRĨ
Thực phẩm nên ăn
1. Hãy uống nhiều nước : 1.5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả , súp rau…Ngoài ra nên ăn loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.
2. Ăn thức ăn có nhiều chất xơ
Ngoài ra, bệnh nhân nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
3. Thực phẩm nhuận tràng
Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Các loại quả có tính nhuận tràng tốt như: chuối, khoai lang, măng…. Bên cạch đấy Magie cũng là một chất có tác dụng giúp nhuận tràng và hạn chế táo bón. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…
4. Thức ăn nhiều chất sắt
Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên chế độ ăn cho
bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: Gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận,mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), … Ruột già của lợn, dê: Có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt. Quả óc chó: Có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
Thực phẩm nên tránh
– Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa
chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
– Những gia vị cay, nóng như: Ớt, hồ tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
– Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột.
NHỮNG BÀI TÂP DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH TRĨ
1. Bài tập đứng nhón gót co hậu môn: 2 tay chống eo, 2 chân đan chéo, nhón gót, đồng thời nâng hậu môn (nhíu hậu môn lại), duy trì trong 5 giây, trở về ban đầu, lặp lại 10-20 lần, thở bình thường.
2. Bài tập ngồi đứng dậy nâng cơ hậu môn: 2 chân đan chéo, sau đó 2 tay chống eo và đứng dậy, đồng thời nhíu hậu môn lên, duy trì trong 5 giây, rồi thả lỏng ngồi xuống, lặp lại 10-20 lần.
3. Bài tập nằm ngửa khép chân nhíu hậu môn: 2 chân đan chéo, vùng mông và đùi dùng sức kẹp chắc, dùng sức nâng hậu môn lên, duy trì khoảng 5 giây, lặp lại 10-20 lần.
4. Bài tập nằm ngửa gắp đùi nâng hậu môn: Co gối, hai gót chân cố gắng đặt sát vào mông, hai mông phẳng với thân, chống đỡ bởi lòng bàn chân và vùng mông, nâng xương chậu ưỡn lên, đồng thời nhíu hậu môn, duy trì 5 lần, trở lại tư thế ban đầu, lặp lại 10-20 lần.
5. Bài tập co thắt hậu môn: Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
6. Bài tâp đi bộ: Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ vào vùng đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3 – 5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1 – 2 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1 – 2 lần.
7. Bài tập tăng cường tiêu hóa: Ðứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi sát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 20 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.
8. Bài tập vùng đan điền: Nằm ngửa trên giường, hai chân duỗi thẳng, khép vào nhau, hai tay xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ tập trung ý nghĩ về vùng đan điền (vùng bụng dưới). Hít vào từ từ đồng thời thót hậu môn, siết chặt hai bàn tay, cắn chặt hai hàm răng, cong gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu. Giữ tư thế này khoảng 3 – 5 giây, thở ra từ từ thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Làm khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày tập 2 – 3 lần.
BỆNH TRĨ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bệnh trĩ thuộc chứng nhiệt do:
Khí huyết ứ trệ,
Âm hư sinh nội nhiệt,
Phong, táo, thấp nhiệt ủng kết ở bên dưới đại tràng sinh ra bệnh trĩ
Nguyên tắc điều trị theo YHCT: bổ âm + dưỡng huyết, hoạt huyết + thanh nhiệt, táo thấp, hành khí
Dựa trên cơ sở khoa học về tác dụng điều trị của những dược liệu quý trong dân gian cũng như tác dụng đã được mọi người công nhận qua bài thuốc HOÈ GIÁC HOÀN công ty cổ phần Mediplantex nghiên cứu, cải tiến, bào chế cho ra đời sản phẩm thuốc cốm tiêu trĩ SAFINARPLUZ có tác dụng điều trị trĩ nội, trĩ ngoại, đi ngoài ra máu nhanh chóng mà không cần phẫu thuật. Sự ra đời của thuốc cốm tiêu trĩ SAFINARPLUZ là bước đột phá trong phương pháp chữa bệnh trĩ, giúp giải quyết khó khăn bệnh trĩ so với phương pháp phẫu thuật.
Thuốc cốm tiêu trĩ SAFINARPLUZ kết hợp các dược liệu như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du với các dược tính thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ. Chuyên trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trị bệnh trĩ có viêm, táo bón, đi ngoài ra máu.