HỎI ĐÁP

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa
chất cafein.
Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng
ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
Những gia vị cay, nóng như: Ớt, hồ tiêu, hành… gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột và
thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
Nước ngọt có ga vì làm tăng áp lực trong khung ruột.

Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ. Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ. Một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu

Nội dung của Accordion