CÁC VỊ THUỐC HAY ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM TRĨ

CÁC VỊ THUỐC HAY ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM TRĨ

👉 Theo Y học cổ truyền bệnh TRĨ là do khí hư, khí trệ không thăng đề được làm cho cơ nhục yếu, giáng hạ mạch lạc tổn thương sinh ứ huyết, khí hư, khí trệ và huyết ứ lâu ngày làm mạch lạc giãn sa gây ra trĩ, huyết ứ lâu ngày gây ra chảy máu.
👉 Một nguyên nhân khác là do nóng: táo nhiệt hoặc thấp nhiệt… làm cho huyết hư, huyết ứ ở đại trường ảnh hưởng đến khí. Khí trệ và hư làm lạc mạch sa giãn gây ra trĩ, huyết ứ lâu ngày sinh nhiệt hoặc do nhiệt xâm phạm vào huyết phận bức huyết vong hành cho nên kèm theo chảy máu. Do táo nhiệt ngưng kết ở đại tràng làm khí hư, khí trệ, huyết ứ (táo bón kéo dài). Do thấp nhiệt uất kết ở đại tràng làm khí trệ huyết ứ (gặp trong các bệnh viêm đại tràng, ỉa chảy).
👉 Thêm nữa ăn uống thất thường, ăn các chất cay nóng (ớt, rượu) cao lương mỹ vị (các chất khó tiêu) sinh ra thấp nhiệt ở đại tràng, uống ít nước
👉 Và lao động quá sức, ngồi lâu gây khí trệ huyết ứ dồn xuống dưới đại tràng, hậu môn gây ra TRĨ
👏👏 Như vậy TRĨ thuộc chứng nhiệt và do các yếu tố trên tạo thành. TRĨ là bệnh mạn tính do tính chất tái phát nhanh. Điều trị cắt trĩ là phương pháp nhanh tuy nhiên lại dễ tái phát và khá tốn kém. Do vậy việc lựa chọn điều trị 1 bệnh mạn tính như TRĨ bằng phương pháp đông y là hoàn toàn phù hợp. Việc của bạn là lựa chọn 1 sản phẩm phù hợp để đạt hiệu quả điều trị cao.
👏👏 Dưới đây là các vị thuốc hay được dùng lâu đời trong các y văn cổ và khẳng định hiệu quả điều trị TRĨ trên thị trường để bạn cùng tham khảo nhé.
1. Hòe giác:
Vị thuốc đầu bảng đã được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc điều trị trĩ. Rất phù hợp với điều trị trĩ theo nguyên lý YHCT:
– Tính hàn có tác dụng trừ nhiệt mạnh hơn và phù hợp với điều trị trĩ (chứng bệnh thuộc về nhiệt).
– Mát máu, cầm máu, bền vững thành mạch, nhuận can
Đáp ứng tốt các tác dụng điều trị trĩ theo YHHĐ
Thành phần hoạt chất Flavonoid:
4.3% Rutin + 10,5% flavonoid (Sophoricoside)
Cầm máu tốt
Giảm đau rát
Chống viêm, kháng khuẩn
Co búi trĩ
Bền thành mạch tốt
Nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa
Giảm bớt tổn thương gan, lợi gan mật
2. Hoàng cầm
Hoàng Cầm: Tính hàn: thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa, giải độc, chỉ huyết. Hoàng cầm giúp cầm máu, Làm mát cơ thể, giảm đau
Là kháng sinh tự nhiên: kháng khuẩn rộng, chống viêm rất tốt, Làm giảm co thắt cơ trơn của ruột
Tăng cường miễn dịch: giảm tính thẩm thấu mao mạch, bền thành mạch, chống dị ứng (flavonoid baicalin>4%)
3. Địa Du
Địa du là vị thuốc hơi hàn, không có độc. Lương huyết, cầm máu, tán huyết ứ, giải độc liễm sang. Cầm máu, Kháng khuẩn, Kháng viêm, chống oxy hóa
Tính lạnh mà giáng, có công năng cầm máu mà thanh hỏa, Người xưa muốn dứt bệnh ở phía dưới toàn dùng tới nó trị tất cả các loại bệnh thuộc huyết, lấy huyết nhiệt ở hạ tiêu như đi cầu ra máu, kiết lỵ ra máu
4. Đương quy
Tính ôn: Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết. Đương quy giúp giảm đau do làm dãn và dịu co thắt cơ trơn huyết quản ngoại vi, tăng lưu lượng máu đến đó
Chống viêm , tăng cường chức năng miễn dịch
Kháng khuẩn, nhuận tràng thông tiện
5. Phòng Phong
Tính ôn: Tác dụng giải biểu, trừ phong hàn, trừ phong thấp, giảm đau, giảm co thắt
Phòng phong giúp giảm đau, giảm ngứa
Giảm co thắt
Hạ nhiệt, lợi tiểu, Kháng khuẩn
6. Chỉ xác
Tính ôn: Phá khí, tiêu tích trệ lưu thông khí huyết
Chỉ xác giúp giảm đau, Giảm ngứa
Giúp tiêu hóa tốt